Bạn đang tìm kiếm sự trợ giúp? Gõ thông tin cần tìm. Tối thiểu 4 ký tự.

5 hệ điều hành Linux nên sử dụng cho server

Với nhu cầu phát triển về dung lượng cũng như băng thông, các doanh nghiệp ưa thích sử dụng server thay vì hosting. Server mang lại cho doanh nghiệp quyền kiểm soát cao hơn và toàn vẹn hơn. Trong bài này ESC sẽ giới thiệu 5 hệ điều hành Linux nên sử dụng cho server. Linux là gì? Hệ điều hành Linux được phát triển dựa vào hệ điều hành Unix và được phát hành miễn phí. Linux là một hệ điều hành máy tính đang được sử dụng rộng rãi trong thời gian gần đây. Ngoài những chức năng thường, Linux còn sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội khác Bản quyền miễn phí với hệ điều hành này, bạn không cần phải bỏ phí mua bản quyền mà có thể sử dụng đầy đủ các tính năng. Bao gồm các ứng dụng văn phòng OpenOffice và LibreOffice. Tính bảo mật cao ,tất cả những phần mềm độc hại như virus, mã độc… đều không thể hoạt động trên Linux. Do đó, độ bảo mật của hệ điều hành rất cao. Tính linh hoạt đặc biệt, người dùng còn có thể chỉnh sửa hệ điều hành theo nhu cầu sử dụng của mình. Đây chính cơ hội lý tưởng cho các lập trình viên cũng như các nhà phát triển. Hoạt động “mượt” trên các máy tính có cấu hình yếu ,với Linux, khi nâng cấp lên phiên bản mới, các máy chủ có cấu hình yếu vẫn sẽ được nâng cấp và hỗ trợ thường xuyên – tức chất lượng hoạt động vẫn trơn tru và ổn định. 5 hệ điều hành Linux nên cài đặt cho Server 5.1 CentOS CentOS là một hệ điều hành miễn phí được xây dựng và phát triển dựa trên hệ điều hành mã nguồn mở Linux. CentOS là chữ viết tắt của “Community Enterprise Operating System”. CentOS ra mắt công chúng vào tháng 5 năm 2004 và được phát triển dựa trên bản phân phối của Red Hat Enterprise Linux (RHEL).   Hệ điều hành CentOS hiện đang thuộc top những bản phân phối Linux rộng rãi nhất hiện nay trên thế giới. Nó được giới IT đánh giá rất cao nhờ những ưu điểm sau đây: CentOS có rất nhiều tính năng hỗ trợ được phát triển và xây dựng từ chính cộng đồng đã tạo ra nó. Do có tính tương đồng với RHEL nên CentOS là một môi trường rất tốt để lập trình. CentOS có khả năng vận hành tốt, mượt mà trên các mainframe, đặc biệt là GUI, KDE, GNOME,… CentOS tạo ra một môi trường giống như trên desktop, rất đơn giản . Bạn có thể sử dụng, tùy chỉnh dễ dàng với sự hỗ trợ của cộng đồng mạng và Red Hat. Môi trường mà CentOS tạo ra có tính ổn định cao nên rất được ưa chuộng bởi các doanh nghiệp. CentOS được Red Hat cung cấp nhiều mã nguồn và trình quản lý gói RPM. CentOS có nhiều cấp độ bảo mật khác nhau, vì vậy nó là sự lựa chọn an toàn nhất để bảo mật thông tin kinh doanh cho doanh nghiệp. 5.2 Debian Hệ điều hành Linux Debian gì? Debian là một hệ điều hành bao gồm các phần mềm mã nguồn mở miễn phí và luôn được cộng đồng lập trình viên yêu thích. Mặc dù thuờng xuyên phát hành các phiên bản mới nhưng nhược điểm của Debian là cập nhật khá chậm so với các bản phân phối khác. Có ba nhánh Debian, với tên gọi lần lượt là: ‘Unstable’, ‘Testing’ và ‘Stable’. Để được phát hành dưới bản “Stable”, các phiên bản sẽ được kiểm tra trong vài tháng. Quá trình này được gọi phát hành dưới dạng bản phát hành “Testing”. Bạn nên sử dụng bản “Stable” để server hoạt động ổn định. 5.3 Ubuntu Ubuntu là bản phân phối hiện đại, được người dùng biết đến nhiều nhất của Linux. Mục tiêu Ubuntu là mang lại những gì khiến cho user trải nghiệm tốt nhất trên máy tính và máy chủ. Ubuntu ngày càng được cải tiến cho phù hợp với yêu cầu của người dùng. Tuy nhiên không làm mất đi bản sắc riêng của mình. Canonical đã tung ra phiên bản LTS (Long Term Support) của Ubuntu Server. Với phiên bản này Server Ubuntu sẽ có tuổi thọ 5 năm kế từ ngày phát hành. Bạn sẽ không cần nâng cấp server liên tục nữa. Canonical phát hành định kỳ các phiên bản của Ubuntu Server cùng lúc với bản distro cho máy tính để bàn mới nhất. Với Cloud Server sẽ thích hợp sử dụng Ubuntu Cloud Server. Canonical cho biết hơn 55% OpenStack Cloud hiện đang chạy trên Ubuntu. 5.4 OpenSUSE Hệ điều hành Linux OpenSUSE là gì? OpenSUSE (trước đây là SUSE Linux) là một bản distro Linux được thiết kế đặc biệt cho lập trình viên và quản trị viên hệ thống có nhu cầu chạy máy chủ của riêng họ. Với bản easy-to-use, OpenSUSE sử dụng “Text Mode” thay vì môi trường desktop để khởi động và chạy server. OpenSUSE là một trong những bản phân phối khá mạnh của Linux. Đây được đánh giá là một trong những bản phân phối thân thiện nhất của hệ điều hành này với người dùng ngay cả trên server. 5.5 Fedora Linux Fedora là gì? Fedora được phát triển trên nền tảng cộng đồng dựa trên bản distro Red Hat của Linux. Fedora Server là một dạng triển khai OS đặc biệt. Nó cho phép bạn thiết lập và quản lý server sử dụng Rocket tool. Hệ điều hành cũng bao gồm một Database Server PostgreSQL mạnh mẽ. Fedora Server cũng bao gồm cả FreeIPA, cho phép bạn quản lý thông tin đăng nhập xác thực, truy cập thông tin điều hành và thực hiện kiểm tra từ một vị trí trung tâm. Fedora chủ yếu tập trung vào các phần mềm miễn phí. Người dùng sẽ gặp phải khó khăn trong việc cài đặt các trình điều khiển đồ họa độc quyền trên Fedora. Hiện nay, phiên bản này vẫn đang không ngừng được cải tiến và phát triển thêm.

Giới thiệu VPS Windows

Bạn đã từng nghe nói 2 loại máy chủ ảo phổ biến là VPS Windows và Linux ? Bạn đang tìm hiểu và tiếp xúc với việc mua gói VPS nhưng không biết sự khác biệt và lựa chọn giữa 2 hệ điều hành này? Thực tế thì mỗi máy chủ ảo VPS  thường hoạt động dựa trên hệ điều hành và hai loại phổ biến nhất hiện nay là VPS Windows và Linux. Mỗi loại sẽ có đặc tính và lợi ích riêng cho từng đối tượng sử dụng cụ thể . Trong bài viết này, ESC sẽ phân tích VPS Windows và một số lưu ý bạn cần biết khi sử dụng máy chủ ảo VPS Windows. VPS Windows là gì? Hệ điều hành Windows được phát triển thành nhiều phiên bản khác nhau, nhằm nhiều mục đích sử dụng khác nhau và sử dụng để lưu trữ dữ liệu trên mây cũng là một trong số những mục đích đó. VPS Windows là một dịch vụ lưu trữ sử dụng hệ điều hành Windows. Trong khi phần lớn dịch vụ Hosting/ VPS đều sử dụng hệ điều hành Linux vì sự ổn định, tốc độ cao. VPS Windows cũng đang dần xây dựng nên được vị thế của mình. VPS Windows sử dụng hệ điều hành Windows có thể là phiên bản VPS Windows 7, VPS Windows 10 và chủ yếu là các phiên bản Windows Server. Lưu ý, Windows Server ở đây là phiên bản của hệ điều hành Windows với mục đích chính là giúp các System Admin có thể quản lý cơ sở hạ tầng của mình một cách thân thiện, an toàn và một môi trường thực thi được tối ưu hóa. 2. Ưu và nhược điểm của VPS Windows là gì? 2.1. Ưu điểm của VPS Windows VPS Windows còn rất nhiều lợi ích khi sử dụng: – VPS Windows hoàn toàn có đầy đủ chức năng tương tự như một máy chủ vật lý chạy bằng hệ điều hành Windows thông thường và các phần mềm, ứng dụng khác. – Giao diện đơn giản, dễ sử dụng giúp cho mọi người có thể tiếp cận máy chủ ảo VPS nhanh chóng, dễ dàng chỉ trong một vài thao tác.      Chức năng sao lưu và dự phòng của VPS Windows giúp dữ liệu luôn được xử lý và lưu trữ bình thường kể cả khi hệ thống phân tán một VPS từ máy chủ vật lý này sang máy chủ vật lý khác.  Băng thông dồi dào đảm bảo dịch vụ không bị ngưng trì dù có vượt quá giới hạn do lượt truy cập tăng lên đột ngột. An toàn bảo mật thông tin người dùng ở một mức độ nhất định.     Nếu doanh nghiệp của bạn sử dụng đa số ứng dụng phần mềm của Windows, thuê VPS Windows là một lựa chọn tốt dành cho bạn. Website được xây dựng với nền tảng ASP.NET cần phải sử dụng VPS Windows để đạt được hiệu suất tối đa. Bên cạnh đó còn có rất nhiều ưu điểm khác thu hút người dùng tin dùng VPS Windows và khiến nó trở thành hệ điều hành máy chủ phổ biến nhất hiện nay. Chạy hệ điều hành Windows quen thuộc Đây là một ưu thế cực lớn đối với VPS Windows. Tính đến tháng 12/2020 có đến 91,35% người dùng sử dụng hệ điều hành Windows trên toàn thế giới. Hiển nhiên, Windows trở thành hệ điều hành phổ biến nhất trên thế giới. Việc hệ điều hành quen thuộc sẽ khiến VPS Windows được rất nhiều người lựa chọn ngay từ lần đầu tiên mà không cần phân vân suy nghĩ nhiều. Chưa kể, Microsoft thiết kế Windows với giao diện cực kỳ dễ sử dụng và có thể nhanh chóng làm quen hơn hệ điều hành Linux nhiều. Lợi thế thương hiệu lớn của Microsoft Tương tự như ưu điểm trên, VPS Windows được dựa vào lợi thế thương hiệu Microsoft – một tập đoàn khổng lồ khi nhắc đến, bất cứ ai cũng sẽ biết. Trong khi đó, đối với hệ người dùng phổ thông, không có gì đảm bảo rằng họ biết hệ điều hành Linux cả. Rất nhiều người bạn không học công nghệ thông tin của tôi còn không biết đến sự tồn tại của các hệ điều hành khác, ngoài Windows và Mac OS. Tiếp nối với ý ở trên, thương hiệu của Microsoft cũng khiến bạn an tâm hơn nhiều. Tương thích hoàn hảo với các sản phẩm khác của Microsoft Nếu bạn đang phát triển các dịch vụ/ website/ ứng dụng sử dụng ngôn ngữ ASP.NET; hoặc bạn đã quen thuộc với các phần mềm của Microsoft. Bạn sẽ khó lòng bỏ qua sự tương thích hoàn hảo của VPS Windows với các sản phẩm khác của Microsoft. 2.2. Nhược điểm – Không thể sử dụng cơ sở dữ liệu Access trên hệ điều hành Linux – Phiên bản sử dụng cho Web Server vẫn gặp một số khó khăn nhất định – Chính sự phổ biến của Windows với người dùng hiện nay đã khiến hệ điều hành này trở thành tầm ngắm của các hacker trình độ cao. Windows thường xuyên dính phải các loại mã độc, lỗ hổng bảo mật hay virus… – Windows là một hệ điều hành có trả phí nên ở nhiều quốc gia, số lượng người dùng sử dụng Windows bản lậu rất lớn. – Các phần mềm sử dụng trên window có sự hạn chế. – Phí sử dụng VPS Windows đắt hơn các hệ điều hành khác: Trong khi Linux là một hệ điều hành mã nguồn mở, các nhà phát triển sản phẩm sẽ không cần phải chi trả tiền bản quyền và sử dụng thoải mái. VPS Windows thì ngược lại, người dùng sẽ rất khó để dùng free VPS Windows (tải bản VPS Windows free) mà sẽ phải trả thêm phí bản

Giới thiệu VPS Linux

VPS Linux được xem là công nghệ của tương lai, là loại máy chủ phổ biến và được nhiều người lựa chọn nhất hiện nay. Máy chủ sử dụng hệ điều hành Linux có thế mạnh cả về tính năng, khả năng bảo mật và giá thành. Vậy VPS Linux là gì? Cách sử dụng thế nào, ưu nhược điểm ra sao? Cùng ESC tìm hiểu về loại máy chủ này trong bài viết sau đây.   1.  VPS Linux là gì  VPS Linux là máy chủ ảo là máy chủ vật lý cài đặt hệ điều hành Linux như CentOS, Ubuntu, Fedora, RedHat hoặc Freebsd. Đặc trưng của loại máy chủ ảo này là sử dụng hệ điều hành và các ứng dụng mã nguồn mở. 2.  VPS Linux dùng để làm gì? VPS Linux được sử dụng cho máy chủ website, máy chủ hệ thống DNS – hệ thống tên miền hoặc máy chủ email. Bên cạnh đó, máy chủ ảo dùng hệ điều hành Linux còn tạo lập môi trường ảo để nghiên cứu, lập trình và phân tích virus, đồng thời hỗ trợ cho các dịch vụ website khác. 3.  Ưu điểm của VPS Linux là gì? VPS Linux là một trong những công nghệ được ưa chuộng nhất hiện nay nhờ sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội. Điểm mạnh của loại máy chủ ảo này là: Sử dụng miễn phí, không có bản quyền và được cập nhật thường xuyên. Cung cấp nhiều tùy chọn về hệ điều hành, bao gồm Ubuntu, CentOS, Debian… Có thể hoạt động liên tục với các ngôn ngữ lập trình và ứng dụng miễn phí khác. Chiếm ít không gian máy chủ và vận hành ổn định hơn so với Windows, tăng khả năng kiểm soát của người dùng bằng quyền truy cập SSH. cPanel của VPS Linux khá đơn giản, thân thiện với người dùng. An toàn và bảo mật tốt hơn Windows. Cho phép chạy đồng thời nhiều tác vụ, xử lý cùng lúc nhiều kết nối. Được hỗ trợ nhiều tính năng tiên tiến và hiện đại. Cộng đồng người dùng lớn. 4.  Nhược điểm của VPS Linux là gì? Bên cạnh các ưu điểm kể trên, VPS Linux vẫn còn tồn tại một số nhược điểm sau đây: Kho ứng dụng hỗ trợ trên Linux vẫn còn khá hạn chế. Chưa có nhiều nhà sản xuất phát triển Driver hỗ trợ nền tảng Linux. Tâm lý e ngại của người dùng khi chuyển đổi từ Windows sang Linux. Có tính tiêu chuẩn hóa cao, bắt buộc người dùng tự lựa chọn phiên bản phù hợp. Yêu cầu người dùng phải có sự am hiểu về Linux và sử dụng thành thạo. 5.  Tại sao nên chọn VPS Linux? Có nhiều lý do khiến người dùng lựa chọn VPS Linux thay vì các cấu hình khác. Chẳng hạn như: VPS Linux có tính ổn định cao hơn so với Windows Máy chủ hệ điều hành Linux có tính ổn định cực cao, có thể hoạt động tốt trong nhiều năm mà không phát sinh sự cố. Bên cạnh đó, VPS Linux còn có khả năng xử lý đồng thời nhiều tác vụ, các thay đổi về cấu hình có thể thực hiện ngay khi hệ thống đang vận hành.     VPS Linux sở hữu khả năng bảo mật tốt Sau khi biết “VPS Linux là gì?” thì tính bảo mật của máy chủ Linux là câu hỏi được nhiều người đặt ra. Linux được xây dựng trên hệ điều hành phục vụ đa người dùng – nền tảng Unix. Do đó, chỉ có root user, người quản trị hoặc người được cấp quyền truy cập mới có thể can thiệp vào hệ thống, sử dụng các tác vụ quan trọng. Điều này mang đến sự an toàn tuyệt đối cho VPS Linux, giúp máy chủ luôn được bảo vệ tối đa. VPS Linux sử dụng được linh hoạt trên nhiều bộ xử lý và cấu trúc máy VPS dùng hệ điều hành Linux có thể hoạt động tốt trên nhiều cấu hình máy, không đòi hỏi bộ nhớ và khả năng vận hành. Mặt khác, người dùng có thể chủ động chỉnh sửa môi trường của VPS sao cho phù hợp với nhu cầu hiệu suất và trải nghiệm của khách truy cập website, tự thêm hoặc xóa phần mềm, ứng dụng khi cần. VPS Linux tương thích với nhiều cấu hình máy Thuê VPS Linux giúp tiết kiệm chi phí một cách tối đa So với sever vật lý, máy chủ ảo Linux có chi phí đầu tư tối ưu hơn rất nhiều. Trên thị trường gần như không có đối thủ nào qua mặt được về mức giá khi Thuê VPS Linux Thuê VPS Linux ở đâu tốt nhất? ESC là đơn vị cung cấp VPS Linux chất lượng, uy tín với mức giá cực kỳ ưu đãi. Chúng tôi xây dựng nhiều gói dịch vụ với mức giá khác nhau để khách hàng có thể lựa chọn theo nhu cầu. Cam kết: Khởi tạo máy chủ tức thời, máy chủ hoạt động chỉ sau 30 phút đăng ký. Tăng tốc độ truy cập hệ thống lên gấp 3 lần so với bình thường. Sử dụng hệ thống lưu trữ và tường lửa mạnh mẽ giúp nâng cao hiệu quả bảo mật. Nâng cấp hệ thống tự động và nhanh chóng, không cần thao tác trên máy chủ. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc “VPS Linux là gì?” và hiểu thêm về loại máy chủ này. Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn cách sử dụng VPS hoặc cần đăng ký VPS Linux hãy liên hệ ngay với ESC để được hỗ trợ.    

Hệ điều hành cho VPS chọn Windows hay Linux

Windows và Linux là hai hệ điều hành cho máy chủ ảo thông dụng nhất hiện nay, Mỗi hệ điều hành có những đặc điểm và tính năng khác nhau. Vậy câu hỏi đặt ra là: “Nên chọn Linux hay Windows?”. Trong bài này ESC sẽ đưa ra những kiến thức liên quan đến hai hệ điều hành này nhằm đưa ra câu trả lời hợp lý nhất cho câu hỏi Hệ điều hành nào cho VPS vừa nêu.      Hệ điều hành Windows Windows Server là một nhánh của hệ điều hành server được sản xuất bởi tập đoàn Microsoft. Microsoft Windows Server được thiết kế để chia sẻ các dịch vụ với nhiều người dùng. Cũng như cung cấp sự điều hành, quản trị rộng rãi đối với cơ sở dữ liệu và mạng công ty.   Tính năng của Windows Server Active Directory: Với các khả năng tự động hóa việc quản lý dữ liệu người dùng, bảo mật, phân phối tài nguyên. Active Directory cho phép tương tác với các thư mục khác. Server Manager: Một tiện ích để quản lý các vai trò máy chủ. Thực hiện các thay đổi cấu hình cho các máy local hoặc máy điều khiển từ xa. Microsoft giúp các doanh nghiệpđến gần hơn với các “Cloud”. Nhờ một số tính năng mới được thiết kế chuẩn xác cho việc tích hợp công việc dễ dàng. Chẳng hạn như hỗ trợ cho các Docker và các cải tiến mạng điều khiển bằng phần mềm (SDN). Microsoft còn cho ra mắt Nano Server. Một tùy chọn triển khai máy chủ tối thiểu nhằm tăng cường an ninh. Hoạt động bằng cách thu hẹp các attack vector. Đây là phiên bản thu gọn hơn tới 20 lần so với window server 2016. Nhỏ gọn hơn 93% so với việc triển khai Windows Server đầy đủ. Hyper-V: sử dụng mã hóa để ngăn chặn dữ liệu bên trong một VM bị đe dọa xâm nhập. Network Controller cho phép quản trị viên quản lý các switch – thiết bị chuyển mạch, mạng con và các thiết bị khác trên mạng ảo và mạng vật lý. Hệ điều hành Linux Linux  hệ điều hành miễn phí được phát hành dưới dạng phần mềm mã nguồn mở, cho phép các nhà phát triển  tự do chỉnh sửa và bổi sung mã nguồn của nó. Giống như Windows, Linux chính là tập hợp nhiều phần mềm là server, ngôn ngữ lập trình, hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu, môi trường làm việc desktop và các ứng dụng văn phòng     Dưới đây một hệ điều hành Linux phổ biến nhất. Các bạn có thể cân nhắc sử dụng cho VPS: Hệ điều hành CentOS (Linux)  CentOS là viết tắt của Community enterprise Operating System. CentOS là một bản phân phối khác của hệ điều hành mã nguồn mở Linux. CentOS bắt nguồn hoàn toàn từ bản phân phối Red Hat Enterprise Linux (RHEL). CentOS được hỗ trợ bởi chính cộng đồng của nó và được phát hành năm 2004. Vì tính tương đồng với RHEL, CentOS là một môi trường hoàn hảo để lập trình. Nhiều người cho rằng CentOS đã vượt hơn cả Ubuntu về mảng này. CentOS dễ dàng tùy chỉnh, bảo mật và ổn định. Vì được bắt nguồn từ RHEL nên CentOS có nhiều cấp độbảo mật phù hợp cho doanh nghiệp. Không tốn quá nhiều chi phí để mua bản quyền, rẻ hơn so với Windows Hầu hết các ứng dụng tương thích trên hệ điều hành này là miễn phí Tính bảo mật tương đối cao, không hay bị ảnh hưởng của virus xâm nhập Có thể hoạt động tốt trên các máy tính có cấu hình yếu Linux có tính linh động hơn Nên dùng hệ điều hành nào cho VPS? Nếu bạn dùng WordPress nói riêng hoặc chạy website PHP nói chung thì hãy chọn các loại hệ điều hành Linux. Bạn có thể chọn hệ điều hành CentOS hoặc Ubuntu vì đây là hai hệ điều hành nhiều người sử dụng. Khi dùng CentOS và Ubuntu bạn sẽ dễ dàng tìm kiếm hướng dẫn hay trợ giúp hơn là Fedora hay Debian. Còn đối với những daonh nghiệp lớn cần hoạt động 24/7, sử dụng nhiều chương trình, phần mềm ứng dụng phục vụ hoạt động kinh doanh thì Windows sẽ là hệ điều hành phù hợp nhất với máy chủ.

Lưu ý khi đăng ký VPS

VPS là viết tắt của Virtual Private Server, VPS  giống như một shared host, tức là có nhiều VPS  đặt trên cùng một máy chủ vật lý, đáp ứng nhu cầu của các website lớn, nhưng giá thành cao hơn một máy chủ được chia sẻ. Chi phí của máy chủ ảo VPS cao hơn máy chủ chia sẻ. Do các gói máy chủ chia sẻ dùng chung tất cả tài nguyên của một máy chủ vật lý với tài nguyên cho phép rất thấp. Đối với máy chủ ảo thì mỗi VPS có cài đặt RAM riêng. Và bạn có thể sử dụng tất cả các tài nguyên được cung cấp. Ví dụ bạn có RAM 2 GB, 2 nhân, 2 CPU thì bạn được phép sử dụng và không phải chia sẻ chúng với các trang web khác. Vì mỗi VPS là một hệ thống máy chủ ảo riêng biệt và độc lập dựa trên một máy chủ vật lý. Vì vậy, trang web của bạn sẽ không bị chậm do quá tải. Sẽ có tính bảo mật cao hơn so với khi sử dụng shared host. Các kiến thức về VPS cần biết khi thuê Bạn đang dự định đăng ký VPS ? Bạn không biết nên làm thế nào để tối ưu các tài nguyên bên trong nó? Bài viết này ESC sẽ đưa ra các chi tiết cụ thể của VPS để chọn  một cấu hình phù hợp với nhu cầu của mình     RAM RAM là bộ nhớ chính của máy tính. Nếu VPS bạn định thuê có nhiều RAM hơn thì khả năng truy xuất dữ liệu cũng sẽ tốt hơn. Vì khi sử dụng VPS RAM sẽ xử lý các vấn đề như xử lý  mã PHP bằng phần mềm. Phần mềm PHP, quản lý truy cập và xuất cơ sở dữ liệu với MySQL, hỗ trợ đọc và ghi dữ liệu, …     Hiện tại, hầu hết các dịch vụ VPS đều sẽ cho phép người dùng lựa chọn mức RAM từ 512MB đến 16GB. (nếu trên 16GB thì có thể là Cloud VPS). Tùy thuộc vào lượng người truy cập  vào trang web của bạn mà nó cần nhiều hay ít RAM. Đối với WordPress, thì bạn chỉ cần 1 GB RAM là có thể sử dụng thoải mái. Ổ cứng Ổ cứng (disk) là không gian lưu trữ dùng để chứa các tập tin cài đặt  hệ điều hành và các tập tin mã nguồn trang web mà bạn đã lưu trên đó.     Hiện nay, ổ cứng có 2 loại là SSD và HDD: – HDD (Hard Disk Drive) là một loại ổ đĩa thông dụng mà bạn thường sử dụng trên máy tính. – SSD (Solid State Drive) dịch ra là ổ cứng bán dẫn. Là loại ổ cứng  lưu trữ dữ liệu nhưng sẽ có tốc độ truy xuất dữ liệu nhanh hơn loại HDD  khoảng 300 lần. Nếu thử, bạn sẽ thấy nếu HDD có tốc độ truy cập khoảng 80Mb / s nhưng với SSD thì nó sẽ lên đến 400Mb / s. VPS sử dụng ổ cứng SSD sẽ đắt hơn loại HDD nhưng tốc độ sẽ nhanh hơn nên SSD được nhiều người dùng. CPU Core     CPU Core có nghĩa là trái tim xử lý của CPU. Một máy chủ chuyên dụng có một số lõi nhất định và nó sẽ được phân chia giữa các VPS. Thông thường, càng nhiều lõi thì khả năng xử lý dữ liệu càng tốt.     Với các gói VPS, trung bình, bạn chỉ có thể chọn từ  1 lõi đến 6 lõi. Bandwidth/Transfer Cả hai  băng thông trung bình. Cho biết lượng lưu lượng  được phép truyền dữ liệu. IP IP (Internet Protocol) được hiểu là số lượng địa chỉ IP mà bên nhà cung cấp sẽ cấp cho bạn, các dải IP sẽ được  chọn một cách ngẫu nhiên. Nếu bạn mua  nhiều địa chỉ IP khác nhau, các dải địa chỉ IP đó sẽ có cùng Class A và B. Các kiến thức về VPS khi lựa chọn đơn vị cung cấp ESC là một trong những nhà cung cấp dịch vụ VPS với chi phí dịch vụ vô cùng phải chăng phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng. Có các gói dịch vụ với các thông số khác nhau giúp bạn dễ dàng lựa chọn gói dịch vụ cho  mình.

So sánh VPS ( máy chủ ảo ) và Hosting

Hiện tại cả VPS và Hosting đều là những giải pháp hỗ trợ lưu trữ dữ liệu được người dùng tìm kiếm nhiều nhất hiện nay. Tuy nhiên, đối với người mới, sẽ không thể phân biệt được và gặp nhiều khó khăn trong việc lựa chọn dịch vụ. Nhằm hỗ trợ người dùng có thể am hiểu nhiều hơn, trong bài viết này ESC sẽ chỉ ra sự khác nhau giữa Hosting và VPS để các bạn có sự lựa chọn     Hosting là gì? Hosting là không gian lưu trữ website trên internet. Khi người dùng truy cập vào tên miền của website, trình duyệt sẽ gửi yêu cầu lên server và Hosting sẽ thực hiện việc tải về toàn bộ nội dung website lên trình duyệt của người dùng, vì vậy, người dùng sẽ nhìn thấy nội dung và có thể thực hiện nhiều thao tác khác trên website.     Hosting cho phép nhiều trang web sử dụng một máy chủ duy nhất. Các trang web đó sẽ cùng chia sẻ tài nguyên máy chủ như CPU, RAM, VPS là gì? VPS là máy chủ ảo, được phân tách và chia sẻ tài nguyên từ server vật lý. Nhờ công nghệ ảo hóa mà rất nhiều máy chủ ảo con (Cloud VPS) đã được tạo ra. Cloud Server hoạt động giống máy chủ độc lập nhưng với lượng tài nguyên nhỏ hơn máy chủ chính.     VPS chạy bản sao riêng của hệ điều hành (OS) và khách hàng có quyền truy cập cập vào phiên bản hệ điều hành đó. Vì vậy họ có thể cài đặt hầu hết mọi phần mềm chạy trên VPS của riêng họ. Nhiều công ty cung cấp dịch vụ thuê VPS như một phần mở rộng cho các dịch vụ lưu trữ web. So sánh Hosting và VPS Tài nguyên máy chủ Máy chủ ảo VPS có các tính năng độc lập, nên nhìn chung khả năng cung cấp tài nguyên tổng thể cao hơn hẳn so với Hosting. Lượng tài nguyên của máy chủ ảo VPS lớn hơn vì website được sử dụng toàn bộ tài nguyên của VPS thay vì phải chia sẻ cho nhiều tài khoản khác giống Hosting. Hiệu suất hoạt động Ở Hosting, hiệu suất thường bị ảnh hưởng bởi các trang web khác cùng máy chủ. Điều này sẽ phần nào hạn chế quyền truy cập một khi website có lượng truy cập lớn. Do đó, hầu như chỉ những cá nhân, doanh nghiệp có nhu cầu nhỏ thì mới sử dụng Hosting. Mặt khác, VPS có cơ chế hoạt động độc lập, và chỉ có bạn mới được toàn quyền truy cập và quản trị. Từ đó, hiệu suất tổng thể tốt hơn rất nhiều, vì nó toàn bộ chỉ phục vụ cho nhu cầu của riêng bạn mà thôi. Khả năng mở rộng Bởi vì tài nguyên của Hosting được dùng chung và bị giới hạn, nên khả năng mở rộng thấp cũng là điều có thể lường trước. Vậy nên, nếu server còn tài nguyên thì Hosting mới có thể được mở rộng, còn ngược lại sẽ không thể. Bên cạnh đó, lượng tài nguyên của VPS được sử dụng riêng biệt nên khả năng mở rộng của nó cao hơn nhiều. Tuy nhiên, nó cũng có hiện tượng bị giới hạn theo server. Nếu bạn dùng Cloud Server thì khả năng mở rộng sẽ không giới hạn và quá trình thao tác cũng đơn giản hơn. Bảo mật Hosting có nhiều nguy cơ vi phạm bảo mật hơn. Đồng thời, nếu có lỗ hổng bảo mật trên một trang web bất kỳ, có thể ảnh hưởng đến các trang web khác sử dụng chung máy chủ. Ngược lại, VPS cung cấp tính năng bảo mật mạnh mẽ. Hiện nay, các nhà cung cấp đều cam kết bảo mật dữ liệu cao, được quản lý bởi đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm. Khi một VPS bị các hacker tấn công thì các VPS khác trong cùng hệ thống cũng ít bị ảnh hưởng và lây nhiễm mã độc Chi phí Ở khoản này, dễ dàng thấy được VPS có mức chi phí cao hơn nhiều so với Hosting. Hosting tiết kiệm chi phí hơn bởi vì dùng chung tài nguyên và các chi phí bảo trì server sẽ được phân bổ đều cho tất cả người dùng. Ngược lại, VPS với những ưu điểm vượt trội hơn nên giá cả cao hơn cũng là một điều dễ hiểu. Tổng kết     Tuy có nhiều sự khác biệt, nhưng nhìn chung cả 2 đều cung cấp dịch vụ lưu trữ web. Đều là những giải pháp cần thiết nếu như chúng ta muốn xuất bản trang web của mình lên trên Internet. Tuy nhiên, với những ưu điểm vượt trội của mình, hiện tại VPS là sự lựa chọn hàng đầu của cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức. Nếu như bạn đọc quan tâm và muốn tìm kiếm một đơn vị cung cấp VPS uy tín, chất lượng đi kèm theo đó là giá cả phải chăng. Thì có thể tham khảo qua các dịch vụ của ESC – một trong những đơn vị cung cấp VPS hàng đầu trong nước

5 phần mềm tốt nhất để quản lý VPS

Bài viết này ESC sẽ gợi ý 5 phần mềm tốt nhất và hướng dẫn bạn cách sao để quản lý VPS một cách vừa hiệu quả vừa tiết kiệm thời gian và công sức VPS là cụm từ viết tắt của Virtual Private Server – một dạng máy chủ ảo được sử dụng để lưu trữ dữ liệu và vận hành các chương trình duy trì hoạt động website online.  Cấu hình này được tạo ra bằng cách chia một server vật lý chủ thành nhiều server khác nhau.  Đặc biệt, với việc sử dụng VPS sẽ hoàn toàn có đầy đủ tính năng như một máy chủ riêng, hoạt động dưới dạng chia sẻ nguồn dữ liệu từ server ban đầu. VPS được tạo ra bằng công nghệ ảo hóa hiện đại thay vì áp dụng các phần mềm quản lý truyền thống. Số lượng VPS sẽ thấp hơn so với việc sử dụng một số lượng hosting lớn cài đặt trên hệ thống server và giúp hệ thống hoạt động ổn định, hiệu suất sử dụng tài nguyên hoàn hảo hơn. Bạn có thể tưởng tượng, chỉ với 1 VPS đã chứa tới hàng trăm hosting khác. Với mỗi VPS hosting được biết đến là một hệ thống hoàn toàn riêng biệt. Nó có dung lượng RAM riêng, CPU riêng, ổ cứng riêng, hệ điều hành và địa chỉ IP riêng.  Người dùng hoàn toàn có quyền restart lại hệ thống và quản lý root bất kỳ lúc nào. 1. DirectAdmin – Phần mềm quản lý VPS đơn giản, dễ sử dụng   Sở hữu giao diện trực quan, dễ dàng sử dụng và có đầy đủ tính năng, DirectAdmin là một trong những phần mềm quản lý VPS hàng đầu được nhiều người lựa chọn hiện nay. DirectAdmin là bảng điều khiển (Control Panel) dành cho người quản trị Website hay server với giao diện trực quan, dễ sử dụng. Tuy hướng đến sự đơn giản, tiện dụng, tốc độ và sự ổn định nhưng DirectAdmin vẫn có đầy đủ các tính năng cần thiết như quản lý domain, subdomain, DNS, FTP và cơ sở dữ liệu MySQL, tạo email theo tên miền, tạo SSH key, bảo mật SSL, dễ dàng upload và quản lý các file với File Manager… Những ưu điểm nổi bật: Tốc độ xử lý cực kỳ nhanh chóng và khả năng thích ứng cao, ít tiêu tốn tài nguyên hệ thống. Giao diện của phần mềm quản lý VPS này cũng được thiết kế tối giản, dễ sử dụng. Do đó, những người dùng có ít hoặc không có kinh nghiệm, kiến thức về kỹ thuật cũng có thể dễ dàng sử dụng được. DirectAdmin cung cấp 3 cấp độ truy cập (Admins, Resellers và Users) với mỗi cấp độ có một tập hợp các tính năng độc đáo cho mục đích mà nó phục vụ. ESC hiện đang cung cấp dịch vụ License DirectAdmin, bản quyền uy tín, chất lượng cao với giá thành hợp lý so với nhiều nhà cung cấp trên thị trường hiện nay 2. Phần mềm quản lý cPanel     cPanel là một phần mềm đặc thù và phổ biến nhất hiện nay, thường được sử dụng để tự động hóa và tối ưu hóa công việc quản lý các trang web và máy chủ đang hoạt động trong lĩnh vực Web Hosting. Ứng dụng cPanel hoạt động ổn định trên môi trường Linux với nhiều tính năng nâng cao hỗ trợ tốt cho quản trị viên website và hệ thống có thể thực hiện các thao tác vận hành một cách đơn giản và chính xác nhất mà không cần phải sử dụng các câu lệnh phức tạp để điều khiển máy chủ. Giao diện và tính năng của cPanel được phân chia theo 3 cấp độ tương ứng với quản trị viên website, đại lý hosting và tài khoản admin có quyền root (cao nhất) để đơn giản hóa việc quản lý trang web và máy chủ. 3. Phần mềm quản lý Plesk     Plesk là phần mềm quản lý hosting dành cho những người muốn quản lý như WordPress, Joomla, v.v. Nó có hơn 100 tiện ích mở rộng. Là giải pháp tối ưu và tiết kiệm cho việc quản trị Web Hosting, Cloud VPS, Cloud Server,… với các tính năng tự động hóa cao giúp bạn tiết kiệm chi phí và thời gian. Hỗ trợ cho cả 2 hosting là Windows và Linux. Đánh giá cao hơn khi sử dụng cho hosting Windows. Độ bảo mât, ổn định và đa ngôn ngữ giúp bạn dễ dàng sử dụng. Giúp cá nhân, doanh nghiệm tiết kiệm chi phí, nhân lực và thời gian trong việc quản lý. 4. PuTTY     PuTTY được hiểu là phần mềm sử dụng để điều khiển server thông qua mạng internet, Nó hỗ trợ nhiều giao thức mạng, bao gồm SCP, SSH, Telnet, rlogin…  PuTTY ban đầu được viết dành riêng cho hệ điều hành Windows, nhưng hiện nay nó đã được viết cho nhiều hệ điều hành khác như Unix, hệ điều hành MacOS, Symbian, Windows Mobile và android.  Một số ưu điểm: – PuTTY hỗ trợ nhiều biến thể trên “các thiết bị đầu cuối” từ xa an toàn – Cung cấp cho người dùng SSH với khóa mã hóa, các giao thức, thuật toán mã hóa thay thế như 3DES , Arcfour, Blowfish, DES, và khóa công khai xác thực – Hỗ trợ IPv6, các giao thức SSH và các chương trình nén openssh bị trì hoãn – Sử dụng với các kết nối cổng nối tiếp trong mạng LAN. 5. Remote Desktop Connection Manager – Phần mềm quản lý VPS dành cho Windows     Remote Desktop Manager là một giải pháp quản lý VPS từ xa hữu ích dành cho người dùng windows.  Khi sử dụng phần mềm bạn sẽ dễ dàng kiểm soát một máy tính từ xa như thể bạn đang ngồi sử dụng trực tiếp trên máy tính đó. Đặc điểm:  – Quản lý tập trung kết nối nhiều Server trên

VPS hosting là gì và cách sử dụng như thế nào?

VPS hosting là gì và cách sử dụng như thế nào? Mọi thông tin chi tiết về VPS đều sẽ được ESC hướng dẫn chia sẻ đến bạn cách dùng trong bài viết này. VPS vốn là một loại máy chủ rất quen thuộc với các nhà phát triển web, thiết kế web, webmaster, phát triển game, lập trình, ai cũng biết nó là gì…Tuy nhiên việc sử dụng VPS hosting chất lượng cao hay thuê sever không hề đơn giản như sử dụng shared hosting, mà nó đòi hỏi những hiểu biết và kỹ thuật nhất định, tương tự như quản lý một máy chủ (thuê server riêng).     VPS (Virtual Private Server) là dạng máy chủ ảo, server ảo được tạo ra bằng phương pháp phân chia một máy chủ vật lý thành nhiều máy chủ khác nhau có tính năng tương tự như máy chủ riêng (dedicated server), chạy dưới dạng chia sẻ tài nguyên từ máy chủ vật lý ban đầu   Mỗi VPS hosting là một hệ thống hoàn toàn riêng biệt, có một phần CPU riêng, dung lượng RAM riêng, dung lượng ổ HDD riêng, địa chỉ IP riêng và hệ điều hành riêng, người dùng có toàn quyền quản lý root và có thể restart lại hệ thống bất cứ lúc nào. VPS Hosting được dùng để làm gì? Ngày nay máy chủ ảo được sử dụng rất rộng rãi trong doanh nghiệp lẫn những mô hình kinh doanh nhỏ lẻ. Nhưng thường thì VPS được sử dụng cho các nhu cầu sau: Lưu trữ website đa dịch vụ Các hệ thống (website bán hàng, website thương mại điện tử, các diễn đàn, các trang web có lượng truy cập lớn…) mỗi ngày cũng cần có một hệ thống máy chủ lưu trữ ổn định. Và để có thể tập trung đầu tư cho các sản phẩm của mình về nguồn vốn. Họ lựa chọn hình thức thuê máy chủ ảo để có thể tiết kiệm tối đa chi phí đầu tư cho máy chủ, nhân viên quản lý, địa điểm lắp đặt Data Center… mà vẫn có được những hệ thống máy chủ mạnh mẽ để sử dụng. Phát triển platform Ngày nay, sự phát triển của công nghệ trên điện thoại thông minh (Smart phone) hay máy tính bảng, các thiết bị di động thông minh ngày càng rộng rãi. Việc phát triển Platform (nền tảng) như hệ điều hành, ứng dụng trên hệ điều hành đều cần phải có một nơi tập trung để lưu trữ. Các APP thông dụng ngày nay mà bạn sử dụng trên điện thoại là một trong những ví dụ điển hình nhất. Các phần mềm này luôn cần phải có một nơi tập trung các loại dữ liệu rất đa dạng như:  + File Setup, cập nhật phần mềm. + Thông tin của người sử dung. + Lịch sử giao dịch. + Hình ảnh, File lưu trữ… Và từ đó việc phát triển các Platform luôn cần nguồn server lớn. Đối với các nhà đầu tư thì chọn thuê dịch vụ VPS hosting giá rẻ là hình thức đầu tư tốt nhất. Máy chủ cho hệ thống email doanh nghiệp Các doanh nghiệp ngày nay cũng rất cần nguồn để quản lý gửi, nhận Email nội bộ. VPS cũng là một hình thức đầu tư hoàn hảo, vừa tin cậy vừa tiết kiệm. Chạy các chương trình truyền thông trực tiếp Các chương trình truyền thông tuyến ngày nay cũng cần có nguồn lưu trữ thật tốt. Tuy không quá nhiều nhưng các loại dữ liệu lưu trữ luôn cần nhập và truy xuất liên tục. Tạo các môi trường ảo để lập trình, phân tích virus, nghiên cứu Tại các công ty chuyên đầu tư về các sản phẩm khoa học chẳng hạn như (phần mềm, ứng dụng, website…) Họ cũng cần có không gian lưu trữ riêng cho các ứng dụng, sản phẩm thử nghiệm của mình. Xây dựng server vật lý thì khá tốn kém. Do đó, chọn hình thức đầu tư lưu trữ qua các hệ thống VPS hosting là tiết kiệm nhất. Lưu trữ các dữ liệu: tài liệu, hình ảnh, video Những công ty chuyên xử lý hình ảnh, Video cũng là một trong những đối tượng cần sử dụng máy chủ ảo nhiều nhất. Họ sử dụng các loại hệ thống có dung lượng lưu trữ cao để thực hiện đầu tư một cách có hợp lý mà không cần sử dụng đến các thiết bị lưu trữ rời, vừa khó kiểm soát lại hay hư hỏng. Ưu điểm của VPS Hosting?     Các hệ thống VPS có rất nhiều ưu điểm như: + Dễ dàng tùy biến nguồn tài nguyên, miễn là trong mức giới hạn của máy chủ vật lý cho phép. + Từ 1 máy chủ vật lý, có thể tạo ra nhiều máy chủ ảo. Tiết kiệm được tiền đầu tư phần cứng, tiền điện vận hành máy chủ, không gian lắp đặt… + Do nhiều máy chủ ảo có thể nằm tập trung trên 1 hệ thống máy chủ. Việc kiểm tra vận hành sẽ dễ dàng hơn. Nhược điểm của VPS Hosting? Tuy nhiên, các hệ thống VPS hosting cũng sẽ có các nhược điểm sau: + Hoạt động bị ảnh hưởng bởi hoạt động và độ ổn định của máy chủ vật lý tạo ra VPS. + Việc sử dụng chung máy chủ vật lý khiến cho máy chủ ảo của bạn bị phụ thuộc. + Tốn thời gian và chi phí để nâng cấp tài nguyên và cũng không thể mở rộng nhiều. + Cách thức vận hành và năng suất hoạt động của máy chủ ảo không đạt được hiệu quả như mong muốn.

Hướng dẫn Backup và Restore VPS

Hướng dẫn Backup và Restore VPS Sau khi tạo được Backup theo lịch sẽ có bảng này ( cuối trang ): Sau khi đã có bản Backup bạn có thể Restore khi cần thiết và dưới đây là hướng dẫn ( giữa trang ):