Những nguyên tắc cần biết khi viết Content để SEO thành công
Content nếu dịch ra là nội dung, nhưng tại sao người ta phải đau đầu mỗi khi viết content, tại sao một copywriting phải học viết content? Rất nhiều câu hỏi được đặt ra, vậy ta có thể khẳng định rằng việc viết content cũng là một phần rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến việc làm SEO rất nhiều.
Nội dung là tất cả những gì bạn tạo ra, nó không phải chỉ là những text trên website mà còn là hình ảnh, infographics, video hay thậm chí cả trang thông tin công ty, trang liên hệ, v.v… Nội dung tốt thường thỏa mãn những yếu tố sau:
- Truyền tải nội dung mà bạn muốn tới cho người tìm thấy bạn
– Những người lần đầu tiên vào website và chưa biết gì thương hiệu của bạn, họ sẽ thấy gì và thứ gì đọng lại với họ?
– Đừng bao giờ đối xử “tệ” với khách hàng, tệ ở đây có nghĩa là đưa ra những quảng cáo khiến người đọc không hiểu họ đang đọc gì và không mang lại bất kỳ giá trị nào cho nhóm khách hàng mà bạn đang hướng tới, cần tuân thủ 2 quy tắc:
Viết ngôn từ ngắn gọn, câu cú ngắn gọn Nếu bạn làm các khách hàng tiềm năng của mình rối tung lên với những câu từ hoa mỹ dài dòng thì họ sẽ mất hứng thú vào sản phẩm của bạn và việc này đồng nghĩa với việc doanh thu của bạn sẽ giảm sút!
Chi tiết hóa, đừng đưa ra những thông tin chung chung. Thông tin càng chi tiết bao nhiều càng lấy được sự tin tưởng của khách hàng bấy nhiêu. Hãy tưởng tượng bạn sẽ chọn mua tên miền để phục vụ cho việc mua bán online của mình sắp tới của một nhà đăng ký tên miền, vậy khi đọc quảng cáo “Hãy đăng ký tên miền ngay, chúng tôi là nhà đăng ký chính thức uy tín nhất Việt Nam” hay “ ESC nhà đăng ký tên miền chính thức tại Việt Nam – trực thuộc VNNIC, với tên miền đẹp, mức độ bảo mật cao, trải nghiệm thử trong vòng 3 ngày”? Sau khi nghe hai mẫu quảng cáo đó bạn sẽ chọn mua sản phẩm của ai và mẫu quảng cáo nào tạo cho bạn được nhiều niềm tin hơn?
- Làm mạnh hơn nội dung mà bạn muốn truyền tải cho những ai đã biết bạn: nếu họ từng vào website rồi và họ vào 1 lần nữa thì nội dung của bạn có giúp họ nhớ sâu hơn, ấn tượng mạnh hơn về điều bạn muốn truyền tải?
- Điều khiển sự giao tiếp giữa thương hiệu và cộng đồng, truyền thông: bạn muốn cộng đồng xã hội và mọi người nhìn nhận về thương hiệu của bạn như thế nào? Nội dung phải tạo được ấn tượng đó. Ví dụ bạn là một công ty chủ đạo về hosting thì mọi người phải biết về bạn như là một công ty hosting chứ không phải như là một công ty lập trình web hoặc thiết kế web (dù dó có là các dịch vụ phụ thêm của bạn đi nữa).
- Nói cho những khách hàng tiềm năng về sản phẩm của bạn (Cho khách hàng biết tại sao họ cần phải mua sản phẩm của bạn)
– Nếu khách viếng thăm đã có nhu cầu sẵn, nội dung của bạn có đủ sức chuyển hóa họ thành khách hàng hay không?
– Bạn chú trọng vào tiêu đề, kể cho họ nghe những câu chuyện về sản phẩm của mình. Nhưng trước khi quan tâm tới những điều đó, khách hàng chỉ muốn biết một điều: “Tại sao?”
– “Tại sao sản phẩm đó quan trọng?” “Tại sao đó là một mặt hàng tốt?” “Tại sao họ nên hứng thú với sản phẩm?” Tại sao họ nên mua nó từ bạn? Tại sao họ nên mua nó bây giờ chứ không phải sau đó? Tại sao họ nên tin bạn?
– Tất cả những câu hỏi đó chạy xuyên suốt trong đầu khách hàng khi họ nhìn thấy quảng cáo của bạn. Nếu muốn họ mua hàng, bạn cần trả lời tất cả câu hỏi tại sao đó và đấy chính là cách khiến cho bài quảng cáo của bạn trở nên hiệu quả
- Hỗ trợ những người đã là khách hàng: nhiều doanh nghiệp cứ mãi mê đi tìm những khách hàng mà lại không chú tâm tới những người đã là khách hàng trong khi họ là đối tượng tiềm năng để upsell và cross-sell. Bạn đã có các trang FAQ hay Knowledge Base để hỗ trợ những khách hàng hiện tại về cách sử dụng sản phẩm của bạn chưa?
Nội dung thông thường sẽ được thường truyền tải thông qua 3 kênh chính: Owned, Earned, Paid.
Yến Trần (esc.vn)